
Chia sẽ kinh nghiệm sử dụng pin laptop, sao cho tốt
Ngày 22/03/2011 Lượt xem 7190
Vì tính cơ động, laptop không thể tách rời với giải pháp lưu trữ điện năng - pin (battery). Và việc sử dụng pin thế nào cho đúng, đạt được tuổi thọ cao nhất và dung lượng lâu giảm nhất là vấn đề được nhiều người sử dụng laptop quan tâm.
I. Sơ lược về pin laptop
Pin laptop có 2 loại đã và đang được dùng phổ biến hiện nay:
1. Pin Ni-MH (Nickel
Metal Hydride):

Sử dụng cell Ni-MH 1.2V, loại cell có dung lượng cao gấp 2 lần so với cell khác có cùng kích thước. Được sử dụng phổ biến những năm trước đây.

2. Pin Li-ion (Lithium Ion):

Sử dụng cell Li-ion (hoặc Polymer Li-on), 3.7V. Hiện đang là loại pin phổ biến nhất, hầu hết pin laptop hiện nay đều sử dụng loại cell này do nhiều ưu điểm so với Ni-MH, như độ bền cao.
Cell Li-ion, 3.7V - 3100mAh
Pin Laptop IBM T60
- 1 - Mạch pin: Hay còn gọi là mạch sạc pin. Đây là thành phần
rất quan trọng chứa các thông số về "sức khỏe" của pin như là độ chai
pin, số lần sạc, ngày sản xuất.... cũng như làm cầu nối giao tiếp giữ
pin và laptop. Giúp cho máy tính có thể nhận
dạng và quản lý chính xác loại Pin phù hợp.
Chúng được tạo thành từ các chip quản lý sạc - xả (đó là chip EEProm và mới nhất là chip Flashrom - BQ series: BQ208xxx, BQ20Zxx, BQ80xxx, SN8030, BQ3042,....), chip quản lý nguồn pin, sensor nhiệt,cầu chì và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.
- 2 - Các Cell: Đây là thành phần rất quan trọng khi nói đến "chất lượng" pin laptop. Tùy từng loại pin
mà ta có 3 - 4 - 6 - 8 - 9 hoặc 12 cell.
Chúng được hàn chặt với nhau thành từng cặp song song và/hoặc mắc nối tiếp nhau. Các viên Pin dung lượng lớn có thể có nhiều cell hơn nữa.
- 3 - Vỏ (hộp): Giữ và bảo vệ cell
pin cùng mạch pin bên trong. Chúng tạo thành một khối gắn kết chặt chẻ,
hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy. Cũng là nơi in nhãn hiệu và
tham số pin của nhà sản xuất: Điện thế, công suất pin, mã pin,...
Pin laptop Li-ion phổ biến nhất là loại 6 cell (10v8 hoặc 11v1. Dung lượng từ 4400mAh (47Wh) - 5600mAh (65Wh) và 8 cell (14v4 hoặc 14v8. Dung lượng từ 4400mAh (63Wh) - 5600mAh (80Wh). Tuy nhiên có một số pin có cấu tạo khác có thể 3, 4, 9 hoặc 12 cell.
Pin laptop Ni-MH phổ biến nhất là loại 6 cell (7v2), 8 cell (9V6). Dung lượng từ 4000mAh 4500mAh.
Vì pin Li-ion hiện được sử dụng rộng rãi nhất trong laptop, nên phần còn lại của bài viết chúng tôi chỉ tập trung vào loại pin này.
III. Theo dõi thông tin về pin
Trong mỗi hệ điều hành đều có chức năng quản lý pin, cho phép bạn theo
dõi thông tin về pin. Bạn
vào Computer -> Power Management để theo dõi thông số về pin của
mình.
Ngoài ra còn có 1 số phần mềm được viết chuyên để quản lý pin laptop. Như là Everest, BatteryCare, Battery Bar....
Ngoài những thông số riệng (tên nhà sản xuất - Manufacrure Name, tên pin - Device Name, Series Number,...) tùy thuộc vào từng model và từng loại pin, còn lại tất cả các pin đều có những thông số cơ bản quan trọng sau đây, mà người dùng có thể kiểm tra được:
![]() |
![]() |
- Dung lượng thiết kế (Design Capacity - DC): được tính bằng mAh hay Wh.
Dung lượng thiết kế của pin phụ thuộc chủ yếu vào số lượng
cell của pin (hiện phổ biến nhất là pin 6 cell), và
phụ thuộc vào từng nhà sản xuất (tất nhiên là dựa vào công suất tiêu hao của laptop).
Ví dụ: Cùng là pin 6 cell,
nhưng có nhà sản xuất chỉ thiết kế 4400mAh (47Wh), tức chọn loại cell Li-ion 2200mAh, có nhà sản xuất cho dung lượng lên đến 5200mAh (56Wh), tức chọn loại cell Li-ion 2600mAh hay thậm chí là 65Wh.
-
Dung lượng tối đa (Fully Charge Capacity - FCC): Sau một thời gian sử dụng, dung
lượng pin sẽ giảm dần, tùy theo tuổi thọ, chất lượng của pin và cách
sử dụng.
Dung lượng tối đa sẽ là cơ sở để tính độ chai của pin (wear level). Cách tính wear level khá đơn giản: 100% - (dung lượng tối đa/dung lượng thiết kế). Độ chai của pin càng lớn có nghĩa phần dung lượng tối đa bạn có thể sử dụng càng giảm, và đến khi wear level đạt đến 100% thì nghĩa là pin của bạn đã hỏng hoàn toàn. Thông thường, độ chai sẽ tăng theo thời gian cũng như số lần sạc - xả pin.
-
Cycle count (CC): Được hiểu là số lần sạc pin. Đây là khái niệm dễ gây
hiểu nhầm. Không phải cứ mỗi lần cắm sạc 1 chút cũng được tính là 1 lần sạc! Trên thực tế, khi pin được sạc đầy, người dùng laptop sử dụng nguồn pin (không cắm AC Adaptor) cho đến cạn và sạc lại cho đến khi pin đây, lúc đó CC chỉ được tính là 1, nghĩa là sau khi sạc đầy pin, dùng pin đến hết (xả pin) rồi cắm sạc lại cho đầy pin lần sau thì CC mới đếm là 1 lần.
CC của cell pin laptop có thể đạt từ 300 đến 1000 lần hoặc hơn, tùy theo nhà sản xuất cell và tùy cách sử dụng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, cell do Sanyo/Panasonic sản xuất thường có chất lượng tốt nhất (nội trở cell thấp chỉ 30 - 35, trong khi cell OEM- China từ 50 - 70), có tuổi thọ cao hơn từ 3 - 5 năm hoặc hơn.
Ngoài những thông số trên, bạn có thể theo dõi một thông số trạng thái rất quan trọng là nhiệt độ của pin. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Với Everest, bạn có thể theo dõi tại mục Computer -> sensor.
IV. Dùng pin sao cho hợp lý
|
Pin laptop chính hãng không hề rẻ, vì vậy việc sử dụng pin sao cho hiệu quả và lâu bền là điều mà những người dùng laptop đều mong muốn. Tuổi thọ của pin Li-ion hiện nay vào khoảng 1 - 3 năm với từ 300- 1000 lần sạc (Đây là lý do mà hầu hết các hãng laptop đều đề ra chính sách bảo hành 1 năm với pin). Tất nhiên, không phải sau 1 năm thì pin sẽ "chết đột ngột”, mà dung lượng tối đa sẽ giảm dần. Đây là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu sử dụng hợp lý, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của pin thêm từ 6-12 tháng với mức dung lượng tối đa đáng kể
Mặc định, pin được cung cấp kèm laptop, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bạn sẽ phải mua pin mới để thay thế hoặc bổ sung. Lời khuyên của chúng tôi trong trường hợp này là: hãy sử dụng pin chính hãng. Pin chính hãng thường đắt hơn khá nhiều so với pin được gắn mác "Replace” – thay thế. Tuy nhiên, đây là cái "đắt” hợp lý vì thông thường, pin chính hãng được chế tạo với cell tốt hơn, và được trang bị sẵn một số tính năng như mạch chống quá tải, quá dòng nhằm bảo vệ pin khỏi tác động tiêu cực khi sạc. Pin tương thích (pin thay thế - Replace Battery) có thể thiếu hẳn các tính năng này và tuổi thọ sẽ ngắn hơn đáng kể.
Tuy nhiên hiện nay có cách khắc phục pin chai/hư trở về trạng thái ban đầu nhà sản xuất, thậm chí tốt hơn. Vần đề này được đề cập ở một bản tin liên quan khác, xem chi tiết tại đây.
Ngoài những vấn đề trên, việc sử dụng pin thế nào cho hợp lý là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười vì những nhầm lẫn.
Một vấn đề gây tranh cãi từ lâu là liệu có nên tháo pin ra khỏi laptop khi cắm nguồn AC? Sau nhiều năm "sửa pin" chúng tôi nhận thấy laptop hoạt động bằng nguồn pin độc lập sẽ tốt hơn nguồn AC, cách nhà sản xuất laptop khuyên dùng! Tuy nhiên cũng có thể lựa chọn theo 1 trong 2 cách sau.
1. Nếu bạn ít dịch chuyển laptop và nguồn AC đảm bảo ổn định. Khi đó có thể tháo pin ra khỏi laptop. Nhưng phải sạc pin đủ đầy (trên 60%) để nuôi mạch pin. Nếu không, sau một thời gian, laptop sẽ không nhận pin (No detected battery), do cell cạn volt hoặc thậm chí cell "chết" hẵn. Khi đó chỉ có thể thay pin mới! Và không nên để pin ngoài quá lâu. nên 1 tháng sử dụng 1 lần.
2. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nguồn pin và Ac cùng lúc. Song nên tháo nguồn Ac ra khỏi laptop, để laptop hoạt động trực tiếp nguồn pin cho đến khi pin yếu thì cắm nguồn AC để sạc pin. Nên tháo nguồn Ac ra khỏi máy ít nhất 1 lần/tuần.
Nhiều người lo rằng, làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng pin laptop vừa sạc, vừa xả, khiến pin mau bị chai. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy, khi bạn cắm sạc, thì sạc sẽ đồng thời vừa sạc pin vừa là nguồn nuôi laptop. Có thể kiểm chứng điều này bằng thí nghiệm nhỏ với phần mềm Everest.
Khi tháo sạc:
![]() |
Khi cắm sạc:
![]() |
Bạn có thể thấy, ngay khi cắm sạc thì máy chỉ dùng nguồn từ sạc. Việc tháo pin khi cắm sạc không những phiền phức mà còn là một nguy cơ đối với dữ liệu của bạn: pin của laptop có thể coi như một nguồn điện dự phòng, điều gì sẽ xảy ra khi mất điện đột ngột và bạn đang tháo pin?
Vấn đề lớn nhất của việc để pin khi cắm nguồn AC là nhiệt độ. Như đã nói ở trên, nhiệt độ cao có thể phá hỏng pin nhanh hơn. Nhiệt độ dưới 30 độ C được coi là khá lý tưởng cho tuổi thọ của pin, từ 30-35 độ là bình thường, còn trên 40 độ sẽ tăng tốc độ chai pin đáng kể. Nếu theo dõi thấy nhiệt độ của pin liên tục ở mức cao, hãy cân nhắc đến giải pháp làm mát thích hợp. Dưới đây là bảng dung lượng tối đa của pin sau 1 năm lưu trữ (không sử dụng). Trong điều kiện sử dụng, dĩ nhiên mức chai sẽ còn cao hơn nhiều
Recalibrate pin
Đây là một trong những phương pháp khá hiệu quả có thể dùng với pin nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu và sử dụng đúng.
Như đã nói ở trên, việc xác định dung lượng tối đa của pin được thực hiện bằng cách đọc mạch điều khiển trong pin để xác định chỉ số "full capacity”. Mạch điều khiển trong pin sẽ sử dụng giá trị này để quản lý việc sạc pin, và ngăn việc sạc tiếp khi đã đầy, cũng như ngăn pin xả sau khi đã cạn kiệt. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng, có những khi mạch IC này làm việc không thật sự chính xác, vì vậy nó sẽ báo nhầm giá trị dung lượng tối đa (thấp hơn dung lượng thực) và/hoặc dung lượng tối thiểu (cao hơn dung lượng thực). Điều này sẽ làm bạn không thể sử dụng được một phần dung lượng mà lẽ ra pin vẫn có thể cung cấp
Calibate là việc "cân chỉnh" lại pin, thực tế là giúp mạch IC trên pin đọc đúng dung lượng thực của pin, chính xác hơn nữa, là giúp mạch IC đọc đúng hiệu điện thế khi pin đầy và khi pin cạn kiệt. Quá trình này bao gồm 3 bước cơ bản:
+ Sạc pin đến đầy hoàn toàn (có người khuyến cáo là sau khi pin đã đạt 100% tiếp tục cắm sạc thêm 2 tiếng nữa). Trong quá trình này vẫn có thể sử dụng máy bình thường.
+ Dùng pin đến cạn kiệt. Mức "cạn kiệt” ở đây có thể là 3-5%. Bạn có thể thiết lập trong Power Options của Windows để máy tự động tắt hoặc ngủ đông khi pin xuống đến mức này.
+ Sạc đầy lại lần nữa.
Như vậy, Recalibrate không làm tăng dung lượng pin của bạn, nó chỉ giúp mạch điều khiển (và qua đó các trình điều khiển và phần mềm) xác định đúng dung lượng của pin để sạc cho đúng. Tùy vào tình trạng của pin, sau khi recalibrate, dung lượng tối đa có thể tăng hay giảm. Nói cách khác, recalibrate không phải là cây đũa thần mà có thể là con dao hai lưỡi:
+ Lợi ích lớn nhất của Recalibrate là giúp cho bạn lấy lại dung lượng của pin: Đa phần trường hợp, bạn sẽ lấy được 3-7 Wh đã bị mất.
+ Một số trường hợp, Recalibrate có thể khôi phục tình trạng của pin từ Poor sang Good
Tuy nhiên, Recalibrate cũng đem lại các nguy cơ:
+ Reclibrate bằng một lần xạc và xả đầy. Như đã nói ở trên, điều này sẽ góp phần làm giảm bớt tuổi thọ pin của bạn.
+ Trong một số trường hợp, Recalibrate có thể khiến pin của bạn "ra đi”.
Vậy sử dụng Recalibrate thế nào cho đúng?
|
+ Như đã nói ở trên, bạn không nên Recalibrate pin thường xuyên. Một số người khuyến cáo nên recalibrate sau mỗi 30 chu kỳ xạc/xả pin, đây có thể là một cách làm tốt, tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế sử dụng của chúng tôi cho thấy chỉ khi nào dung lượng của pin tụt một cách đáng kể, hoặc khi pin vẫn báo dung lượng cao nhưng thực tế sử dụng lại được rất ngắn. Còn nếu pin vẫn bình thường (dung lượng không giảm nhiều, thời gian dùng pin thực tế đúng với thời gian do phần mềm báo), thì việc recalibrate không thật sự cần thiết..
+ Khi recalibrate pin, mặc dù về nguyên tắc bạn có thể làm bằng tay theo 3 bước trên, tuy nhiên, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý pin mà nhà sản xuất laptop cung cấp, hoặc tính năng được tích hợp sẵn trong BIOS,…Trong trường hợp hãng sản xuất hoặc dòng laptop bạn đang sử dụng không có phần mềm quản lý pin mới nên recalibrate bằng tay.
+ Quá trình recalibrate thường khá dài, có thể lên đến 6 tiếng hay hơn nữa, và trong thời gian này pin sẽ rất nóng, hãy chú ý đến vấn đề tản nhiệt của pin Một mẹo nhỏ để quá trình recalibrate diễn ra nhanh hơn: khi tiến hành xả pin, bạn có thể chỉnh để máy chuyển sang chế độ tốc độ cao (high performance), tăng độ sáng lên tối đa, có thể dùng thêm một phần mềm stress CPU hay mở một film độ nét cao (HD – high definition)…, nói chung là để laptop chạy full-load. Điều này sẽ giảm đáng kể thời gian chờ của bạn. Xin nhắc lại một lần nữa rằng recalibrate không phải là một cây đũa thần, bạn chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết chứ không nên lạm dụng.
Bảo quản pin
Khi không sử dụng laptop trong thời gian dài, bạn có thể cân nhắc tháo pin ra khỏi máy và bảo quản riêng. Như đã nói ở trên, pin laptop lưu trữ tốt nhất khi được sạc ở 40% và ở 0 độ C. Hãy sạc pin đến chỉ số này, tắt máy, tháo pin ra, cho vào túi bóng buộc chặt (để tránh ẩm, có thể dùng thêm gói chống ẩm) và… cho vào ngăn mát của tủ lạnh (chú ý ngăn mát chứ không phải ngăn đá, để tránh hiện tượng pin laptop bị đóng băng). Khi cần sử dụng trở lại, bạn có thể lấy pin ra và để nó ấm lên 1 cách tự nhiên cho đến lúc bằng nhiệt độ phòng rồi sử dụng.
Chính vì pin Li-ion tự chai khi lưu trữ, dù có sử dụng hay không, bạn không nên mua sẵn pin "để dành”, hãy mua pin dự phòng chỉ khi thật cần thiết và chắc chắn bạn sẽ sử dụng nó.
Một số rất ít laptop cho phép thiết lập các giới hạn (threshold) sạc pin: chỉ bắt đầu sạc khi dung lượng dưới mức tối thiểu và ngừng sạc khi dung lượng đạt mức tối đa. Điều này cho phép kéo dài tuổi thọ của pin đối với những người thường xuyên cắm sạc vì tránh được tình trạng pin bị sạc liên tục và tránh pin luôn luôn đầy. Hiện chúng tôi mới chỉ thấy tính năng này trên phần mềm Power Manager của Lenovo Thinkpad. Nếu bạn đang sử dụng laptop thuộc nhãn hiệu khác, có thể bỏ qua mục này vì hiện chúng tôi chưa thấy có phần mềm nào cho phép thực hiện việc đó trên các laptop khác (một số laptop khác như Ideapad cũng của Lenovo có thể có tính năng tương tự nhưng giới hạn khá nhiều, chẳng hạn, bạn có thể chỉ chọn được 2 mức sạc tối đa là 80% và 100%). Để thiết lập tính năng này, bạn mở Power Manager, chuyển sang tab Battery và nhấn vào Battery Maintainance:
Mức tới hạn nào là phù hợp? Một số người dùng nhiều kinh nghiệm thường thiết lập là 40-95%. Đây có thể là một chỉ số tốt cho việc giữ gìn pin, tuy nhiên, đôi lúc nó sẽ không hoàn toàn tiện lợi cho quá trình sử dụng của bạn, chẳng hạn khi bạn cần đi ra ngoài mà pin lại đang ở mức 40% thì coi như bạn đã mất đến 60% thời gian dùng pin. Tùy theo yêu cầu sử dụng, bạn có thể chọn mức threshold phù hợp nhất cho mình. |
Tóm lại
Nhìn chung, việc sử dụng pin laptop có thể trở nên "nhiêu khê” và phức tạp nếu bạn quan tâm quá mức đến tuổi thọ của nó. Tuy nhiên, một khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản, bạn hãy mạnh dạn sử dụng theo cách mà mình cảm thấy thoải mái nhất.
Tags: Thiet bi chuyen nganh pin laptop, phan mem sua pin laptop, bang gia dich vu suapin laptop, chinh sach bao hanh, cell pin laptop, pin laptop chinh hang, sac du phong - powerbank, mua pin moi hay phuc hoi pin, pin moi co may loai, chia se kinh nghiem su dung pin laptop hieu qua, thay cell pin laptop hp, thay cell pin laptop apple, thay cell pin laptop acer, thay cell pin laptop axioo, thay cell pin laptop cms, thay cell pin laptop dell, thay cell pin laptop emachine, thay cell pin laptop fijitsu, thay cell pin laptop gateway, thay cell pin laptop ibm, thay cell pin laptop lenovo, thay cell pin laptop lg, thay cell pin laptop msi, thay cell pin laptop nec, thay cell pin laptop panasonic, thay cell pin laptop samsung, thay cell pin laptop sony, thay cell pin laptop sharp, thay cell pin laptop toshiba, thay cell cac loai pin laptop, thay cell thiet bi khac, thay cell sac du phong, thay cell pin du phong, thay cell power bank, thay cell pin sac du phong, thay cell may anh, thay cell may khoan, thay cell may bo dam, thay cell cordless
Chương trình Tri ân Khách hàng và tích lũy điểm thưởng 18/06/2012 1231
Hướng dẫn Kiểm tra bảo hành online và tích lũy điểm thưởng 05/06/2012 3433
Chia sẽ kinh nghiệm sử dụng pin laptop, sao cho tốt 22/03/2011 7191
Mua pin laptop mới hay phục hồi pin? 13/01/2011 17271
"Phục hồi" pin laptop 400k - 500k. Trong khi pin mới chỉ khoảng 250k - 350k? 13/01/2011 17358
Một số khái niệm cơ bản cần biết về pin laptop 13/01/2011 20127
Có bao nhiêu loại pin laptop mới trên thị trường 27/10/2010 5158
Thông báo tuyển nhân viên bán hàng và nhân viên kỹ thuật 27/10/2010 1111
Cách đơn giản để biết số cell bên trong mỗi pin laptop 27/10/2010 2283